Thông báo

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 31794

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 226734

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 9243201

Liên kết

đồ phượt giá rẻ

Tính năng

dung cu co bac bip

Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Hoạt động nhà trường

Kinh nghiệm từ một cuộc thi

Thứ ba - 01/03/2016 23:53

Cuộc thi lập trình rôbốt S.M.A.C Challenge 2014 đã đi qua, chúng tôi là những sinh viên Khoa CNTT, thành viên của đội SMAC-MTA Học viện KTQS, muốn nói lên những suy nghĩ, kinh nghiệm và bài học được rút ra từ cuộc thi này, hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ phần nào giúp ích cho các bạn. Điều quý giá mà chúng tôi nhận ra là “Cuộc thi đồng đội khác với cuộc thi cá nhân. Nếu chỉ có những cá nhân xuất sắc thì chưa chắc đã tạo nên một tập thể mạnh, mà một tập thể mạnh là một tập thể gồm những thành viên có tinh thần trách nhiệm cao, luôn đoàn kết, thẳng thắn và phấn đấu hết mình vì mục tiêu chung”.

Giới thiệu về sản phẩm “Thông điệp gửi tới Tivi”

    Đầu tiên, là những gì chúng tôi học được ở cuộc thi này. Một cuộc thi về rôbốt không đơn thuần chỉ là những phần cứng khô khan mà là sự kết hợp hoàn hảo giữa phần cứng và những công nghệ mới để tạo nên những sản phẩm tuyệt vời nhất. Công nghệ S.M.A.C là một thách thức không hề nhỏ đối với chúng tôi. Là những sinh viên chuyên về lập trình .NET, chúng tôi bắt đầu cuộc thi với số 0 về lập trình di động, số 0 về công nghệ Cloud, Big data,… Bạn nghĩ sao khi trong vòng 100 ngày bạn vừa phải học tập ở trên lớp vừa phải tự học để thành thạo lập trình di động, sử dụng tốt các framework về robotic, cloud,... để tạo ra một sản phẩm ứng dụng thực tiễn hoàn chỉnh. Với phương pháp học tập thụ động của sinh viên thì đó là một thách thức không thể vượt qua. Qua đây, tôi muốn bật mí cho các bạn biết cần phải có phương pháp học tập thế nào và làm thế nào để có thể tự học một ngôn ngữ lập trình nào đó một cách hiệu quả.

Các thành viên của SMAC-MTA

    Điều tiếp theo tôi muốn chia sẻ đó là kỹ năng làm việc theo nhóm (Teamwork). Vậy làm việc nhóm là gì? Nó quan trọng như thế nào khi bạn tham gia những cuộc thi đồng đội hay khi đi làm? Chúng tôi nhận ra rằng bạn thắng hay thua trong cuộc thi đồng đội thì kiến thức chỉ là một phần mà phần quyết định là kỹ năng làm việc nhóm.

    Tại sao lại cần Teamwork? Cuộc thi đồng đội đòi hỏi sự góp sức của rất nhiều người. Các thành viên phải phối hợp ăn ý để đảm bảo sức mạnh tập thể. Khi làm việc nhóm, mỗi người đều có thế mạnh riêng, khả năng riêng và khi kết hợp lại sẽ bù trừ cho nhau phát huy tối đa sự sáng tạo, năng suất, tiết kiệm thời gian; mọi ý tưởng được chia sẻ, phân tích kỹ lưỡng, khách quan và khoa học.

 

    Làm thế nào để Teamwork đạt hiệu quả? Sau cuộc thi, chúng tôi rút ra được nhiều điều để làm việc nhóm hiệu quả hơn. Đội trưởng (Team Leader) không nhất thiết phải là người làm nhiều nhất, thông minh nhất mà phải là người trách nhiệm nhất và biết tổ chức công việc. Đội trưởng cần kết nối các thành viên, thống nhất mọi người đi vào luồng làm việc chung, kiểm tra sát sao các đầu việc của các thành viên. Mỗi thành viên trong nhóm (team) phải biết dung hòa cái tôi cá nhân, biết cách góp ý để hòa nhập vào cái tôi chung của cả nhóm, vì lợi ích của cả nhóm. Dù được phân chia việc lớn hay nhỏ, ở trình độ nào, quan trọng nhiều hay ít cũng phải làm tròn trách nhiệm và đúng thời hạn, phải học thêm để có thể làm được nhiều hơn. Tránh trường hợp thiếu trách nhiệm để một nhịp lỗi do bản thân gây ra làm ảnh hưởng đến sự vận hành cả cỗ máy của đội.

Đoàn kết, giao lưu, học hỏi “xuyên biên giới”

    Tại sao chúng tôi lại thất bại? Ở một góc độ nào đó, chúng tôi đã có những thành công nhất định khi vượt qua nhiều đội khác để đứng thứ 4 trong số 25 đội tham gia S.M.A.C Challenge 2014 đến từ nhiều trường đại học lớn. Tuy nhiên chúng tôi không muốn phân tích sâu nguyên nhân thành công, mà chúng tôi muốn chỉ ra nguyên nhân tại sao chúng tôi lại thất bại tại Vòng chung kết S.M.A.C Challenge 2014? Đội bóng sau một mùa giải thất bại thường thì vị huấn luyện viên một là sẽ từ chức, hai là bị sa thải. Nói như thế các bạn có thể hiểu được thất bại lần này lỗi lớn nhất là ở chính bản thân tôi, Team Leader. Các thành viên trong đội SMAC-MTA đều là những người giỏi có khả năng làm việc rất tốt. Nhưng chính bản thân tôi chưa biết khích lệ các thành viên để phát huy hiệu quả tốt nhất, chưa lên được kế hoạch khoa học nhất để cả nhóm làm việc trơn chu hơn và chính tôi chưa kiểm soát hết các đầu việc để đạt được kết quả tốt nhất. Đây cũng chính là điều một người đội trưởng nên biết. Với tôi, đây chính là kinh nghiệm đắt giá mà tôi tích lũy được.

SMAC-MTA cùng các cổ động viên

    Còn nhiều điều chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn, nhưng trong phạm vi bài viết này tôi muốn nói đến những gì mà tôi thấy thực sự quý giá mà mỗi sinh viên chúng ta nên biết và hoàn toàn có thể làm được. Với những gì đã chia sẻ, hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn. Những thất bại, những tiếc nuối của chúng tôi hi vọng sẽ góp phần làm nên thành công của các bạn trong những cuộc thi đồng đội nói riêng và các dự án tập thể nói chung, góp phần làm giàu thêm truyền thống của sinh viên Học viện.

 

                                                                                        Đặng Minh Đức, SMAC-MTA - K12


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hình ảnh

Video

Văn nghệ

Phần mềm tác nghiệp

Thông tin

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG THPT GIA LỘC

 Địa chỉ: Huyện Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc