Thông báo

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 21


Hôm nayHôm nay : 7470

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 233006

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 9249473

Liên kết

đồ phượt giá rẻ

Tính năng

dung cu co bac bip

Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Hoạt động nhà trường

Một ngày trên Quê hương Cách mạng

Thứ tư - 02/03/2016 01:26
Nhân ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, Hội Phụ nữ Liên Phòng P6 + P8 + P12 + TTCNTT, phối hợp với tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên tổ chức cho cán bộ nhân viên đi tham quan khu di tích lịch sử tại Tuyên Quang. Đây cũng là một hoạt động về nguồn ý nghĩa và bổ ích giúp đoàn viên thanh niên có những trải nghiệm thực tế để hoàn thành cuốn nội san “Tìm hiểu 70 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”.

Đoàn chúng tôi xuất phát từ khá sớm, sau một chặng đường dài, phố phường ồn ào, sôi động đã lùi lại phía sau, thay vào đó là đất trời Tuyên Quang đang dần hiện ra trước mắt. Đón chào chúng tôi là những con đường quanh co uốn lượn, là màu xanh của đại ngàn, là những rừng cọ đồi chè nối tiếp nhau trông thật đẹp mắt. Đất trời Tuyên Quang như hòa quện vào nhau tạo nên một bức tranh thiên nhiên thơ mộng và tinh khôi.

 

 

 

Điểm dừng chân của chúng tôi là Khu di tích lịch sử Tân Trào thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, cách thành phố Tuyên Quang khoảng 40 km. Tân Trào là thủ đô kháng chiến thời kỳ chống thực dân Pháp. Đây lán Nà Nưa nơi Bác Hồ kính yêu đã sống và làm việc từ cuối tháng 5 đến ngày 22/8/1945 để chuẩn bị và lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945. Nà Nưa theo tiếng Tày có nghĩa là “ruộng ở trên”, đó là một căn lán nhỏ, nằm ở sườn núi Nà Nưa, cách làng Tân Lập gần 1 km về hướng đông, Lán được dựng bằng tre theo kiểu nửa sàn, nửa đất của người miền núi, dưới các đám cây rậm rạp vừa đảm bảo được bí mật vừa đáp ứng được các yêu cầu của Bác đề ra: “Gần nước, gần dân, xa đường quốc lộ, thuận đường tiến, tiện đường thoái”. Lán Nà Nưa có hai gian nhỏ, gian bên trong là nơi Bác nghỉ ngơi, gian ngoài là chỗ Bác làm việc và tiếp khách. Tiếp tục chuyến hành trình, chúng tôi đến gốc cây đa Tân Trào, làng Tân Lập, dưới tán cây này, chiều 16/8/1945 đồng chí Võ Nguyên Giáp đã thay mặt Uỷ ban Khởi nghĩa Toàn quốc đọc Bản Quân lệnh số 1 và hạ lệnh xuất quân tiến về Hà Nội. Cây đa Tân Trào là biểu tượng của cách mạng Việt Nam, biểu tượng của thủ đô kháng chiến. Rời cây đa Tân Trào, chúng tôi đến tham quan và dâng hương tưởng niệm tại Đình Tân Trào. Đình Tân Trào được xây dựng vào năm 1923 có kiến trúc theo kiểu nhà sàn, cột gỗ, ba gian hai chái, mái lợp lá cọ, sàn lát ván. Dưới mái đình này, ngày 16/8/1945 đã họp Quốc dân Đại hội để quyết định lệnh tổng khởi nghĩa, đề ra 10 chính sách lớn, quy định Quốc kỳ, Quốc ca và cử ra một chính phủ lâm thời. Có thể nói, Quốc dân Đại hội tại Tân Trào mãi mãi đi vào lịch sử như một thời khắc trọng đại của dân tộc, nó được coi như Hội nghị Diên Hồng lần thứ hai trong lịch sử nước ta.

 

Đến với khu di tích lịch sử Tân Trào, trong mỗi chúng tôi đều dâng lên  những cảm xúc khó quên, đó là niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn đối với Đảng, Bác Hồ kính yêu, với thế hệ cha anh đã anh dũng hy sinh vì nền độc lập dân tộc. Đặc biệt, đối với mỗi đoàn viên thanh niên, đây thực sự là một chuyến tham quan học tập bổ ích. Với những gì được thấy, được nghe, mỗi đoàn viên thanh niên đã có thêm những trải nghiệm thực tế, có thêm những hiểu biết về lịch sử một cách toàn diện và sâu sắc hơn. Đó là một trong những hoạt động nhằm hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân và 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, góp phần hoàn thiện cuốn nội san “Tìm hiểu 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân Việt Nam và 25 năm Quốc phòng toàn dân”,

 

Tạm biệt Tân Trào, tạm biệt chiến khu xưa, tạm biệt mảnh đất anh hùng với những người con ngoan cường và hiếu khách, đoàn chúng tôi trở về thành phố Tuyên Quang nghỉ trưa và thư giãn tại khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm. Với thời gian ngắn ngủi, nhưng cũng cho chúng tôi một lần nữa hiểu thêm về Quê hương Cách mạng và có những phút giây thật sự thoải mái trước khi trở về với những công việc của cuộc sống thường ngày.

                                                                                              Đặng Thị Nguyệt Ánh – P8

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hình ảnh

Video

Văn nghệ

Phần mềm tác nghiệp

Thông tin

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG THPT GIA LỘC

 Địa chỉ: Huyện Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc