Thông báo

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 4320

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 228001

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 9244468

Liên kết

đồ phượt giá rẻ

Tính năng

dung cu co bac bip

Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Hoạt động nhà trường

“Công việc của chúng tôi là đọc sách”

Thứ hai - 07/03/2016 01:32
   Có lẽ nói đến thư viện phần lớn mọi người sẽ chỉ hiểu công việc của chúng tôi là phục vụ mượn trả tài liệu và phục vụ khai thác các phòng đọc mở mà ít ai thực sự hiểu được toàn bộ tiến trình công việc của chúng tôi. Để một cuốn sách có thể đến tay bạn đọc với đầy đủ những thông tin cần thiết và chính xác phải trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên là khâu bổ sung, tiếp đến là xử lý tài liệu (mô tả, phân loại tài liệu, nhập cơ sở dữ liêu, đóng dấu, dán nhãn…), sau đó mới đưa ra phục vụ tại phòng mượn và phòng đọc.

Nói “Công việc của chúng tôi là đọc sách” thực ra chỉ là một cách nói vui về công việc của chúng tôi - những cán bộ thư viện đang làm công tác xử lý và phân loại tài liệu trong Thư viện Học viện KTQS. Bởi vì sao? Phân loại tài liệu chính là quá trình phân tích nhằm xác định nội dung chủ yếu của tài liệu để có thể đưa chúng về đúng với chuyên ngành và thể hiện nội dung đó bằng ký hiệu của khung phân loại mà thư viện đang sử dụng. Phân loại tài liệu không những có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các hoạt động của thư viện mà còn đem đến cho bạn đọc những thông tin chi tiết, cụ thể nhất về cuốn tài liệu mà họ cần. Vì vậy, để làm tốt công tác phân loại chúng tôi luôn phải bám sát nội dung của từng cuốn sách từ đó mới có thể mô tả chính xác, xác định chủ đề và định từ khóa. Muốn làm tốt tất cả những điều đó chúng tôi không thể không “đọc sách”.

 

 

 

Đọc sách bình thường đã không phải là chuyện dễ dàng nhưng đọc để phân loại và mô tả nó lại càng khó khăn hơn. Mỗi khi cầm một cuốn sách lên, chúng tôi luôn xác định mục đích của việc đọc nó chính là để phân loại tài liệu, xác định nội dung nhằm mục đích xác định diện phục vụ của cuốn sách đó trong thư viện. Đọc ở đây không có nghĩa là chúng tôi đọc kỹ từng câu, từng chữ mà trước tiên chúng tôi sẽ đọc lướt qua để nắm bắt được những thông tin và nội dung chính của cuốn sách. Tuy nhiên không phải mọi chuyện lúc nào cũng đơn giản như thế, có những cuốn sách khó, bao hàm nhiều nội dung, vấn đề khác nhau đòi hỏi chúng tôi phải đọc sâu, đọc kỹ hơn. Đặc biệt, có những cuốn sách đòi hỏi người đọc phải có đủ trình độ, có kiến thức hiểu biết sâu rộng về nhiều mặt như lịch sử, chính trị, xã hội, khoa học kỹ thuật, hoặc những kinh nghiệm sống cần thiết…Chính vì thế mà chúng tôi luôn phải tìm tòi nhiều hơn, nâng cao khả năng tư duy và khả năng liên kết các thông tin. Trong quá trình làm việc, khi ai đó trong số chúng tôi gặp phải những cuốn sách khó nhất là những sách ngoại văn như tiếng Anh, tiếng Nga… Đọc đi đọc lại, xem đi xem lại vẫn thấy mơ hồ, nhiều lúc cũng cảm thấy chán nản nhưng không vì thế mà chúng tôi làm vội vàng cho xong mà chúng tôi dừng lại cùng nhau nghiên cứu, trao đổi để tìm ra đáp án phù hợp nhất cho cuốn sách. Các cụ vẫn nói “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, điều ấy chẳng sai.

 

Công việc của bộ phận xử lý tài liệu gồm nhiều khâu nhỏ, nhưng trong đó quan trọng nhất và chiếm nhiều thời gian nhất vẫn là khâu phân loại tài liệu. Sau khi đã phân loại xong chúng tôi mới biên mục và nhập vào cơ sở dữ liệu để bạn đọc có thể dễ dàng tra cứu. Vậy nên, mỗi một biểu ghi của một cuốn sách hay cuốn giáo trình tài liệu mà bạn tìm thấy trong quá trình tra cứu, đó chính là kết quả làm việc của chúng tôi.

 

Trong quá trình làm việc, chúng tôi đã học hỏi được không ít những kiến thức cũng như những bài học kinh nghiệm. Tuy đôi lúc cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng nhưng niềm vui trong công việc là “được đọc sách mỗi ngày” khiến cảm giác đó trôi qua nhanh chóng.

 

Mặc dù làm ở một bộ phận riêng nhưng chúng tôi lại nằm trong một thể thống nhất được gọi chung là “Thư viện” và đều hướng tới một mục tiêu chung là “bạn đọc”. Chính vì vậy, dù là ở bộ phận nào, bổ sung, nghiệp vụ, phòng đọc hay phòng mượn chúng tôi đều mong muốn đem đến cho bạn đọc những chất lượng phục vụ tốt nhất. Cuối cùng nhân Ngày sách Việt Nam 21/4 xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới tất cả những người yêu sách trong toàn Học viện thân yêu!


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hình ảnh

Video

Văn nghệ

Phần mềm tác nghiệp

Thông tin

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG THPT GIA LỘC

 Địa chỉ: Huyện Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc