Thông báo

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 104


Hôm nayHôm nay : 11605

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 174896

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 9191363

Liên kết

đồ phượt giá rẻ

Tính năng

dung cu co bac bip

Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Hoạt động nhà trường

Hành trình về Miền Trung yêu thương

Thứ ba - 17/05/2016 20:45
          Để thể hiện tấm lòng tri ân đối với các liệt sỹ đã hy sinh quên mình vì Tổ quốc, ngày 02/3, Đoàn cán bộ Học viện KTQS do Đại tá Nguyễn Lạc Hồng - Phó Giám đốc làm Trưởng đoàn và Đại tá Lê Minh Thái - Trưởng Phòng Đào tạo làm Phó trưởng đoàn, cùng các đồng chí Trưởng ban, Xưởng trưởng, Chủ tịch Công đoàn, Phụ nữ và Bí thư đoàn thanh niên đại diện cho 51 cán bộ, công nhân viên Phòng Đào tạo đã thực hiện cuộc hành trình trở về thăm chiến trường xưa, ôn lại quá khứ hào hùng: Thăm Nghĩa trang Quốc gia Đường 9, Thành cổ Quảng trị, Nghĩa trang Trường Sơn, Ngã ba Đồng Lộc.

Quảng trị, mảnh đất anh dũng, can trường, bất khuất trong chiến tranh, nơi có 2 nghĩa trang quốc gia là Nghĩa trang Trường Sơn (quy tụ 10.263 ngôi mộ) và Nghĩa trang  Đường 9 (quy tụ 10.500 ngôi mộ). Được trực tiếp đến đây, được tận mắt chứng kiến một thời - thời của đạn bom, khói lửa, thời của những người Mẹ xa con, người vợ xa chồng mà không biết có ngày gặp lại, chúng tôi vẫn chưa thể hình dung hết được tấm lòng quả cảm, sự hy sinh anh dũng của các anh. Tại mảnh đất này có hàng nghìn, các anh, các chị đã hy sinh, thân xác các anh, các chị đã hòa cùng đất, trời, cùng cây cỏ núi rừng để Tổ quốc thống nhất hòa bình.

 

 


         Nghĩa trang  Đường 9 được xây dựng 2/9/1992 và hoàn tất 22/7/1997, nơi đây quy tụ 10.500 liệt sỹ đã hy sinh trên những chiến trường nằm dọc theo đường 9 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta. Trước khu lễ đài chính là một tháp chuông, tại đó có thể phóng tầm nhìn lên ngọn đồi, nhẹ lòng thắp hương cho những chiến sỹ, mong sao những linh hồn những người con, người chồng cảm thấy ấm lòng, cái nghĩa, cài tính được trọn vẹn.

 

 


           Rời khỏi Nghĩa trang  Đường 9, chúng tôi tới Nghĩa trang Trường Sơn, nơi đây được biết đến nhiều hơn trên các thông tin đại chúng, đoàn chúng tôi tới Nghĩa trang Trường Sơn, nghĩa trang liệt sĩ lớn nhất Việt Nam, nơi yên nghỉ của 10.263 liệt sĩ hy sinh trên khắp nẻo đường Hồ Chí Minh. Quang cảnh nơi đây tôn nghiêm, trầm mặc với bốn bề bát ngát cây cao gió lộng. Theo con đường nhựa rợp bóng cây rừng, chúng tôi vào khu khánh tiết của nghĩa trang để làm thủ tục đăng ký, dâng hương kính viếng hương hồn các liệt sỹ, trước khi lên tiếp khu trung tâm Nghĩa trang tọa lạc trên một ngọn đồi cao. Nơi đây có Đài tưởng niệm chính bằng đá trắng cao vút. Tượng đài uy nghiêm bị khuyết ba mặt thể hiện nỗi mất mát khôn cùng. Đoàn chúng tôi thắp nhang thành kính tưởng niệm. Khói hương thơm ngát bay qua tượng đài, len lỏi dưới tán lá bồ đề rồi tỏa khắp khu nghĩa trang rộng đến mênh mang. Huyền thoại về nơi đây là những âm thanh văng vẳng, về cây bồ đề tự nhiên mọc, giang rộng cành lá ôm lấy 3 cạnh của Đài tưởng niệm trung tâm. Trong không gian tĩnh mịch nơi đây, trong lòng chúng tôi nghẹn ngào xúc động với những người đã nằm xuống. Chúng tôi tự nhủ rằng, đời đời các thế hệ về sau sẽ luôn nhớ đến công lao của các anh hùng liệt sỹ. Các anh xung phong lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc để lại sau lưng bao hoài bão, khát khao của tuổi trẻ.

 

 

 

 

Chúng tôi đến với Thành cổ và được biết rằng, dưới thảm cỏ xanh hôm nay là máu xương của các anh năm xưa, đã đổ xuống trong 81 ngày đêm chiến đấu ở Thành cổ, những người chiến sỹ ấy đã quên bản thân mình vì đồng đội, vì sự tự do của cả dân tộc, của cả lớp người mai sau:

 

“Cỏ non Thành cổ - một mầu xanh non tơ... Cỏ xanh non tơ, cỏ xanh non tơ - Xin chớ vô tình với người hy sinh”

 

Lời bài hát mà chắc rằng chúng ta đã cất lên nhiều lần nhưng chưa hẳn đã thấu hiểu được, mà đến đây rồi chúng ta mới thấy được ý nghĩa của bài hát mang lại.

 

 

 

 

Thành cổ Quảng trị được biết đến không chỉ là công trình thành lũy quân sự mà còn là di tích lịch sử quốc gia vào đặc biệt quan trọng, gắn liền với chiến tích hào hùng đánh bại cuộc phản kích lớn nhất của địch “Việt Nam hóa chiến tranh” buộc Mỹ phải ký hiệp định Pari về Việt Nam, rút hết quân ra khỏi miền Nam Việt Nam. “Mùa hè khói lửa”, “đại lộ kinh hoàng” là nỗi ám ảnh đau đớn đối với thủy quân lục chiến Mỹ. Thành cổ là tượng đài bất tử dựng lên bằng máu xương của hàng nghìn người lính trẻ. Không như những nghĩa trang khác, mỗi người một nấm mộ riêng, nơi đây chỉ có một nấm mộ chung cho hàng nghìn chiến sỹ đã hy sinh ngã xuống.

 

Đến hôm nay, mảnh đất Quảng Trị đã được hồi sinh, dòng sông Thạch Hãn vẫn trong xanh, hiền hòa như chưa hề qua những ngày máu lửa, trong sâu thẳm lòng mình, những người con của thế hệ mai sau, những thế hệ trẻ sống trong thời bình vẫn hướng về mảnh đất này, dâng nén nhang tưởng nhớ các anh, những người con đã hy sinh vì sự yên bình, ấm no của Tổ quốc.

 

Cuối cuộc hành trình, chúng tôi đặt chân tới Ngã ba Đồng Lộc, nơi đây là nhân chứng cho một thời lịch sử, nơi có 10 nữ anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống, có rất nhiều văn, thơ, ca nhắc tới. Bởi sự hy sinh của các chị là một bài học lớn cho tất cả chúng ta hôm nay, các chị ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, cái tuổi của thanh xuân, sức trẻ, khỏe nhất của đời người. Đứng trước nấm mồ các chị, chúng tôi biêt ơn lắm sự hy sinh cao cả của các chị, trong hoàn cảnh gian khổ, khốc liệt của đạn bom, các chị vẫn tràn đầy niềm tin, tinh thần lạc quan, vui vẻ, yêu đời. Chúng ta hôm nay tự hỏi trong hoàn cảnh sống tốt hơn gấp trăm nghìn lần nhưng chúng ta đã thực sự làm được những gì?

 

Tạm biệt Miền Trung, một thời khói lửa, tạm biệt các anh hùng liệt sỹ, tạm biệt mảnh đất luôn ngào ngạt khói hương bởi những nghĩa cử và tấm lòng biết ơn sâu sắc của các thế hệ đang được hưởng trọn vẹn những hy sinh mất mát của những người đi trước, cảm nhận những hy sinh lớn lao của cả dân tộc, của từng gia đình và từng con người trong các cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước. Chúng tôi thầm nhủ về với các anh là về với đồng đội, trong thời chiến các anh đã hy sinh quên mình để giành độc lập, thì chúng tôi phải có trách nhiệm giữ gìn sự độc lập ấy. Đó là sứ mệnh người lính thời bình, là tình đồng đội thiêng liêng của những người cùng chung màu áo lính.

                                                                                                                               Nguyễn Thị Minh Thái – P2

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hình ảnh

Video

Văn nghệ

Phần mềm tác nghiệp

Thông tin

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG THPT GIA LỘC

 Địa chỉ: Huyện Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc