Thông báo

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 16557

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 208444

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 9224911

Liên kết

đồ phượt giá rẻ

Tính năng

dung cu co bac bip

Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Hoạt động nhà trường

Chiến thuật làm bài thi trắc nghiệm THPT quốc gia môn Vật lý

Thứ tư - 02/03/2016 04:08
Luôn cẩn thận với những từ phủ định trong câu hỏi, cả phần đề dẫn lẫn các phương án trả lời. Không phải người ra đề nào cũng nhân từ mà in đậm, in nghiêng, viết hoa các từ phủ định cho bạn', thầy giáo Vật lý Trương Nho Dũng nhắc nhở thí sinh.

     1. Suy ngẫm lại để đề ra mục tiêu điểm thi môn Vật lý của mình. Trong đề thi thường có 1 điểm khó 5 câu.

     + Điểm > 8 Số câu đúng > 40 (40/50 câu).

     + Điểm > 5 Số câu đúng > 25 (25/50 câu).

     Vì vậy cần đề ra chiến thuật để đạt được điểm như mục tiêu, làm câu dễ trước, yêu cầu chính xác, nhanh.

     2. Phân phối thời gian ôn thi để điểm rơi phong độ vào đúng ngày thi môn đó (kiến thức đầy đủ nhất và ở trạng thái tư duy và nhớ môn đó tốt nhất).

     3. Trước ngày thi chỉ nên tập trung ôn vào các dạng bài mà các em đã gặp để nắm cách giải, các công thức và nhớ cho tốt, xem kỹ hơn đối với nội dung khó. Không nên làm thêm những câu trắc nghiệm mới vì dễ hoang mang nếu gặp những câu quá khó.

     4. Cho dù hình thức kiểm tra, đánh giá có thay đổi như thế nào đi nữa thì học cho chắc và bình tĩnh, tự tin khi làm bài vẫn là hai yếu tố then chốt quyết định cho sự thành công của bạn.

     5. Đối với thi trắc nghiệm, đề thi gồm nhiều câu, rải khắp chương trình, không có trọng tâm cho mỗi môn thi, do đó cần phải học toàn bộ nội dung môn học, tránh học “tủ”.

     6. Số câu lý thuyết khoảng trên dưới 30% nên không được xem nhẹ phần lý thuyết.

     7. Thời gian là một thử thách khi làm bài trắc nghiệm; phải hết sức khẩn trương, tiết kiệm thời gian; phải vận dụng kiến thức, kỹ năng để nhanh chóng quyết định chọn câu trả lời đúng.

      8. Nên để phiếu trả lời phía tay cầm bút (thường là bên phải), đề thi trắc nghiệm phía kia đối diện (bên trái). Tay trái giữ ở vị trí câu trắc nghiệm đang làm, tay phải dò tìm số câu trả lời tương ứng trên phiếu và tô vào ô trả lời được lựa chọn (tránh tô nhầm sang dòng của câu khác).

     9. Chia đề làm 3 nhóm, làm bài thành 3 vòng. Khi nhận đề, phải đọc lướt qua toàn bộ câu hỏi, để nhận biết câu khó và câu dễ. Nhóm 1 là những câu cảm thấy dễ và chắc chắn thì làm ngay, để đỡ mất thời giờ vòng lại. Nhóm 2 là những câu hỏi cần phải tính toán và suy luận. Nhóm 3 là những câu hỏi còn phân vân hoặc vượt quá khả năng của mình thì làm sau cùng.

     10. Làm được câu nào phải tô luôn câu đó vào phiếu, tránh để quên không kịp tô khi hết giờ.

     11. Đặc điểm của bài kiểm tra trắc nghiệm là phạm vi bao quát kiến thức rộng, có khi chỉ những “chú ý”, “lưu ý”, “nhận xét” nhỏ trong quá trình học lại giúp ích cho bạn rất nhiều khi lựa chọn phương án trả lời. Nắm chắc kiến thức và tự tin với kiến thức mà mình có, không để bị nhiễu vì những dữ kiện cho không cần thiết.

     12. Có thể sử dụng phương pháp loại trừ trên cơ sở suy luận có lý nếu khó khăn trong việc đi thẳng vào đáp án cần tìm.

     13. Khi 4 phương án nêu ra của đại lượng cần tìm có tới 3, 4 đơn vị khác nhau thì hãy khoan tính toán đã, nên kiểm tra về đơn vị của đại lượng vật lý trước.

     14. Đừng vội “tô vòng tròn” khi con số bạn tính được trùng khớp với con số của một phương án trả lời nào đấy. Mỗi đại lượng vật lý còn cần có đơn vị đo phù hợp nữa.

     Ví dụ: Tính chiều dài con lắc đơn. Ta bấm máy tính ra kết quả là 0,1 (đang ở đơn vị mét), nhưng trong đáp án có thể không phải là phương án A. 0,1. Chẳng hạn A. 0,1 cm/ B. 0,2 m/ C. 10 cm/ D. 20 cm

     15. Bao giờ cũng vậy, trong 4 phương án trả lời, với một chút tinh ý và óc phán đoán nhanh, trên cơ sở kiến thức đã học, bạn luôn luôn có thể loại trừ ngay 1 đến 2 phương án không hợp lý dễ nhận ra.

     16. Luôn luôn cẩn thận với những từ phủ định trong câu hỏi, cả trong phần đề dẫn lẫn trong các phương án trả lời. Không phải người ra đề thi nào cũng “nhân từ” mà in đậm, in nghiêng, viết hoa các từ phủ định cho bạn đâu. Hãy đánh dấu các từ phủ định để nhắc nhở bản thân không phạm sai lầm. 

     Ví dụ: Tìm phương án không chính xác. Nhiều khi thí sinh chỉ chăm chăm vào tìm cái chính xác, do không đọc kỹ lời dẫn.

     17. Những phương án ngược nhau: Khi trong 4 phương án trả lời, nếu hai phương án mà hoàn toàn trái ngược nhau, có lẽ một trong hai phương án đó là đáp án chính xác.

     18. Các em nên hiểu một vài chi tiết quan trọng trong từng phần một để đỡ mất thời gian trong việc phán đoán. Chẳng hạn trong Dao động điều hoà, con lắc ở tọa độ xác định thì vận tốc của nó có hai giá trị ±. Vậy trong 4 đáp án đề đưa ra thì đáp án nào có cả dấu ± thường là đáp án đúng.

     19. Trước khi hết giờ 15 phút cần tô tất cả câu chưa làm được (vì 4 đáp án sẽ có 1 đáp án đúng), tô bằng chì nên có thể sửa lại nếu khi tô xong còn thời gian kiểm tra lại.

     20. Mã đề được trộn bằng phần mềm nên số đáp án A, B, C, D thường ngang nhau. Đây cũng là cơ sở để các em phán đoán trong việc tô đáp án các câu chưa kịp làm, để tăng xác suất đúng. Ví dụ trong các đáp án mình đã tô, nếu đáp án B là ít nhất thì các câu chưa làm nên tô B.

     21. Có một số đề ra thử sự phán đoán của các em tức là có những đáp án đề đưa ra con số lạc hẳn đi. Ví dụ: Ánh sáng dùng cho hiện tượng Quang điện ngoài chỉ ở vùng ánh sáng tử ngoại hoặc ánh sáng nhìn thấy thì bước sóng của nó chỉ trên dưới 0,1 - 0,5 µm. Vậy đề cho đáp án 1,4 µm thì là đáp án sai (vì đã vào vùng hồng ngoại λ > 0,76µm). Các em cần chú ý để đỡ mất thời gian.

     Bên cạnh đó, có một số đề bài các em cần chú ý là đề cho 2 giá trị khác nhau trong một đáp án. Ví dụ: Tìm dải bước sóng bắt được trong khi thu sóng điện từ thì có giá trị đầu, giá trị cuối. Nhìn tinh thì các em sẽ thấy điện dung biến thiên từ giá trị thấp nhất đến giá trị cao nhất, chênh nhau bao nhiêu lần. Bước sóng thu được sẽ tỷ lệ căn với điện dung C đó. Chẳng hạn, tụ C giá trị nhỏ nhất so với giá trị lớn nhất của nó chênh 25 lần thì căn của nó là 25 lần, giá trị đầu của bước sóng với giá trị cuối bước sóng ấy chênh nhau 5 lần là đáp án đúng. Còn đáp án nào không đúng với 5 lần đó chắc chắn là sai, không cần thử.

     Có 2 cách để tìm đáp án đúng:

     Cách thứ nhất: Giải bài toán đầu bài đưa ra tìm đáp số xem có đúng với đáp án thì đáp án đó dùng được.

     Cách thứ hai: Ta dùng đáp án đó đưa vào công thức mà các em biết thì đáp án nào đưa vào công thức có kết quả hợp lý là đáp án đúng.

     Một số sai lầm dễ mắc phải

 

     1. Quên ghi và tô số báo danh, mã đề. Nên ghi và tô vào phiếu ngay khi nhận đề (Để đến cuối buổi thi rất dễ quên).

     2. Nhược điểm lớn nhất là các em thường hiểu sai hiện tượng vật lý, nên kết quả phán đoán sai. Cần xác định rõ hiện tượng xảy ra và kết quả max, min trong đề nói đến là do yếu tố nào quyết định. Ví dụ: Công suất max là do cộng hưởng (thường là L, C hay f biến đổi) hay do R biến đổi...

     3. Xác định sai đối tượng để áp dụng công thức.

     4. Quên đổi đơn vị.

     5. Tự ý lấy các hằng số trong máy mà không quan tâm đến các hằng số trong đề đã cho.

     6. Bấm nhầm máy tính do thiếu đóng ngoặc dưới mẫu số hoặc do để sai chế độ đo góc (độ (D) hay rađian (R)).

     7. Sa đà vào các câu khó làm mất nhiều thời gian, trong khi câu dễ hay khó đều là 0,2 điểm như nhau.

     8. Không chú ý đến thời gian nên phân bố thời gian cho các câu không hợp lý.

     9. Tránh chủ quan là câu dễ thì làm nhầm, câu khó thì không làm được.

      Chúc các em thành công!

 

Thầy giáo Trương Nho Dũng

THPT Hậu Lộc 3, Thanh Hoá

 

Quay Về
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hình ảnh

Video

Văn nghệ

Phần mềm tác nghiệp

Thông tin

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG THPT GIA LỘC

 Địa chỉ: Huyện Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc