Thông báo

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 64

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 62


Hôm nayHôm nay : 8655

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 46992

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11294216

Liên kết

đồ phượt giá rẻ

Tính năng

dung cu co bac bip

Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Hoạt động chuyên môn

Xúc cảm người thầy !

Thứ tư - 02/03/2016 23:49
   Hà Nội đang trở mình khi những cơn gió đầu mùa về cứ len lỏi qua những khe cửa nhỏ mang đến hương vị đặc trưng của một mùa đông Hà Nội, se sắt lạnh. Tất cả chỉ là những điều giản dị, quen thuộc quá đỗi lúc mùa sang và đã làm ấm sực cả một mùa đông lạnh. Tháng 11 đã về… Tôi thích cái cảm giác rét mướt, đi bộ lững thững dọc các con phố, ngắm nhìn những hàng cây khẳng khiu trơ trụi đứng lặng lẽ hai bên đường, nhìn dòng người vội vã dạo bước “khép” người trong những lớp áo khoác dày, những đôi uyên ương nép mình kề vai bên nhau cho ấm lại... Cứ trở về như một lời ước hẹn chắc chắn lúc mùa sang, mỗi năm chỉ có duy nhất một lần tháng 11 về….

    Tháng 11 sang, chằng còn cái ngọt lịm, sóng sánh, ươm màu tơ của những cơn nắng thu “vàng cong cánh cửa” nữa… Các ngày nối tiếp nhau như những nấc thang đều đặn, mùa đông vẫn thế, vẫn là những xúc cảm đầu mùa ít nhiều thay đổi, vẫn là bồi hồi xao xuyến, nhưng trong cảm xúc ấy đã nhuốm màu thời gian với những suy tư đời thường, với những trăn trở của một người đứng trên bục giảng, tôi giờ đã là cô giáo.

    Biết bao xúc cảm bộn bề lúc mùa sang, mỗi lúc thấy gió hanh heo lạnh, khi chợt nhận ra mỗi buổi sáng thức dậy đã nhón chân se sẽ trên nền nhà bởi lạnh quá và với thêm chiếc áo “đại cán” khoác lên người trước khi bước ra khỏi cửa. Lòng lại thấy xốn xang khi mùa đông lạnh về, lạnh đấy nhưng nồng nàn lắm, đó là niềm giao cảm của đất trời, con người. Tháng 11 về, đông Hà Nội xao xác lạnh nhưng không gian sư phạm Học viện KTQS lại ấm áp lạ thường bởi thầy và trò Học viện đang tưng bừng trong không khí ngày hội và trang trọng đón chào Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Cứ đến tháng 11, giai điệu của thời gian, của đất trời, của lòng người như giao hòa lại, tôi lắng nghe, cảm nhận và thấu hiểu nó như chính nỗi lòng mình:

 

“Người thầy vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa

 

 

 

Dòng đời, từng ngày qua êm đềm trôi mãi

 

 

 

Chiều trên phố bao người đón đưa

 

 

 

Dòng sông vắng bây giờ gió mưa

 

 

 

Còn ai nhớ ai quên con đò xưa.”

 

 

 

    Tôi nghĩ đến thầy cô giáo ngày xưa của mình, những người đã nâng niu giấc mơ thơ ấu cho tôi, những người đã truyền cho tôi cả tâm hồn, trí tuệ để thêm yêu cuộc sống này và biết trân trọng nghề dạy học. Tôi không muốn ví thầy cô của mình như những người lái đò thầm lặng, chèo lái lớp lớp học trò qua dòng sông thời gian để lầm lũi quay về bên bến vắng cuộc đời lúc vãn khách sang sông. Với tôi, cho dù cuộc sống bộn bề nhưng hình ảnh cô thầy không bao giờ mờ phai trong tâm trí tôi. Để rồi cứ đến ngày 20/11, Ngày Nhà giáo Việt Nam, tình cảm đó lại trỗi dậy mãnh liệt trong tôi. Trong không khí thi đua sôi nổi của thầy và trò Học viện KTQS chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, xúc cảm đó lại ùa về trong tôi…

 

 

 

 

 

    Sinh thời Bác Hồ đã từng nói: “Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”.  Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và đặc biệt tôn vinh vai trò, vị trí của người thầy trong xã hội. Các thầy các cô là những người trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Nhiệm vụ của người thầy là truyền thụ kiến thức và xây dựng nhân cách cho học trò. Người thầy là chiếc cầu nối giữa quá khứ với hiện tại và hiện tại với tương lai. Người thầy được ví như người lái đò, chở lớp lớp học trò tới bến, dẫu biết rằng “nghề đưa đò” lắm gian truân, nhưng đó là nghề cao quý nhất, trong các nghề cao quý.

 

 

 

    Các em học viên, sinh viên yêu quý! Dưới mái trường Học viện KTQS thân yêu này, chắc chắn các em đã có những kỷ niệm vui - buồn, có những lúc chạnh lòng vì mình vô tâm, nông nổi đã làm phiền lòng thầy cô. Có thể bây giờ các em chưa hiểu hết được tâm tư, tình cảm và những trăn trở của những người đứng trên bục giảng - những người thầy mang màu xanh áo lính, nhưng luôn có một trái tim hồng rực lửa, đem hết nhiệt tâm của mình vì sự nghiệp trồng người của Học viện KTQS. Các thầy các cô, không chỉ dạy các em kiến thức cuộc đời mà còn dạy các em lẽ sống làm người. Biết bao thế hệ học trò đã trưởng thành từ chính nơi đây, nhưng dù ở vị trí nào trong xã hội, các em vẫn thấy mình thật nhỏ bé trước nhân cách của người thầy. Các thầy các cô luôn mong mỏi, tin tưởng và chờ đợi vào sự trưởng thành của các em. Trong tương lai, các em không chỉ là những kỹ sư giỏi về chuyên môn mà còn là những kỹ sư đẹp trong tâm hồn, có đủ đức, đủ tài để phục vụ quân đội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc!

 

 

 

    Những người thầy như chúng tôi vẫn đêm ngày miệt mài bên trang giáo án, say mê với các công trình nghiên cứu khoa học với khát vọng truyền thụ tri thức cùng các em thắp sáng những ước mơ cho đời. Giữa những bon chen, xô bồ của cuộc sống, người thầy cũng không tránh khỏi những lo toan đời thường, nhưng tất cả những khó khăn, ưu tư, phiền muộn của cuộc sống đều khép lại bên ngoài cửa lớp để mở ra những trang giáo án, mở ra những bài giảng không chỉ được chuẩn bị bằng kiến thức chuyên môn, mà còn được nung nấu, ấp ủ bằng tình cảm, trách nhiệm và lòng tự trọng của nhà giáo. Đại thi hào Targo từng nói: "Giáo dục một người đàn ông thì được một con người, giáo dục một người đàn bà thì được một gia đình, giáo dục một người thầy thì được một thế hệ". Chúng tôi vẫn từng ngày từng giờ dõi theo những bước đi của các thế hệ học trò trên mọi nẻo đường công tác, thành công của các em là hạnh phúc của chúng tôi. Đó là những bó hoa tươi thắm nhất, sự tri ân sâu sắc nhất mà các em dành tặng cho thầy cô của mình trong Ngày Nhà giáo Việt Nam. Thế hệ những người thầy chúng tôi sẽ tiếp bước truyền thống anh hùng của Học viện KTQS để dựng xây một ngôi trường với “trí tuệ tỏa sáng” - một môi trường sư phạm: trí tuệ và nhân văn.

 

 

 

                                                                                                  Nguyễn Thị Hoài Thu


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hình ảnh

Video

Văn nghệ

Phần mềm tác nghiệp

Thông tin

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG THPT GIA LỘC

 Địa chỉ: Huyện Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc