Thông báo

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 6


Hôm nayHôm nay : 2949

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 180670

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8995971

Liên kết

đồ phượt giá rẻ

Tính năng

dung cu co bac bip

Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Hoạt động nhà trường

Nữ quân nhân đam mê nghiên cứu khoa học

Thứ tư - 02/03/2016 10:09

Vào cuối tháng 12/2014, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tặng thưởng Bằng khen cho 30 cá nhân có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học công nghệ trong năm 2014, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc, trong số đó chỉ có duy nhất một nữ quân nhân. Đó là Thiếu tá Ngô Thị Lan, giáo viên Bộ môn Công nghệ Hóa học, Khoa Hóa Lý kỹ thuật, Học viện Kỹ thuật quân sự.

    Năm 1996, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Hóa vô cơ của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, chị Ngô Thị Lan vào làm giáo viên tại Khoa Hóa Lý kỹ thuật của Học viện Kỹ thuật quân sự. Chị được phân công giảng dạy môn Cơ sở lý thuyết Hóa học cho một số chuyên ngành đào tạo đại học; Giảng dạy các môn cơ bản, cơ sở và chuyên ngành, hướng dẫn đồ án tốt nghiệp cho chuyên ngành Thuốc phóng - Thuốc nổ; chuyên ngành Phòng Hóa; Công nghệ Hóa học và Công nghệ Hóa học Môi trường. Từ đó, cái duyên với nghề với nghiệp cứ gắn bó với chị, càng thôi thúc chị trong việc chủ động nâng cao trình độ, tìm kiếm phương pháp giảng dạy mới gắn với thực tiễn, đồng thời không ngừng nghiên cứu về hóa học ứng dụng trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật quân sự. Trong 18 năm công tác, chị đã đảm nhận chủ trì 02 đề tài tiềm năng của Học viện, 01 đề tài cấp Bộ Quốc phòng, ngoài ra còn tham gia vào nhiều đề tài khác của Bộ môn. Chất lượng các đề tài chủ trì của chị đều được đánh giá cao, trong đó có đề tài cấp Bộ nghiên cứu về bộ nguồn cho khí tài quân sự đã được Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen (Hội đồng Khoa học đánh giá 88/100 điểm).

 

    Trong Quân đội, phụ nữ tham gia nghiên cứu khoa học thành công cũng đã có như trong lĩnh vực y học, công nghệ thông tin, khoa học xã hội,... nhưng đối với đề tài liên quan đến khí tài quân sự thì số chị em tham gia nghiên cứu có thể nói là rất hiếm. Ban đầu, khi bảo vệ thuyết minh đề tài, không ít thành viên trong Hội đồng khoa học suy nghĩ chị không thể làm nổi công việc nặng nề này vì đã có một số nơi đăng ký làm nhưng không thành công. Nhưng với sự đam mê nghiên cứu, với sự năng động và đặc biệt là sự ủng hộ, động viên của đồng chí, đồng nghiệp trong Bộ môn, trong Khoa đã tạo thêm động lực cho chị đảm nhận đề tài nghiên cứu. Đây là một đề tài mà chị đã theo đuổi từ rất lâu - từ khi làm luận văn thạc sĩ (năm 2003) về một bộ phận của bộ nguồn cho khí tài quân sự, trong quá trình tìm tòi tài liệu, nghiên cứu cho luận văn của mình, chị càng thấy thú vị và càng bị cuốn hút vào “sự bí ẩn” của bộ nguồn. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu ban đầu, chị đã có cơ hội để tiếp tục phát triển nhiều ý tưởng khoa học, nghiên cứu sâu và chế tạo đồng bộ nguồn điện đặc chủng này. Kết quả là chị và nhóm đề tài đã thành công như ngày hôm nay, đó cũng chính là kết quả từ sự say mê nghiên cứu: chỉ từ sự nghiên cứu thành công một chi tiết nhỏ là một cụm bản cực, chị đã nghiên cứu thành công cả một sản phẩm - bộ nguồn cho khí tài quân sự.

    Mặc dù còn có 10 thành viên cùng tham gia vào đề tài, nhưng với trách nhiệm là chủ nhiệm đề tài, lại là nữ giới thì sự vất vả, áp lực của công việc tăng lên gấp nhiều lần. Bởi bên cạnh họ đâu chỉ có công việc, mà còn có gánh nặng của gia đình. Chính vì vậy, con người chị lúc nào cũng phải phân đôi: một nửa là gia đình, là các con và một nửa cho công việc. Có đợt đã 26, 27 Tết mà chị vẫn phải làm trong phòng thí nghiệm, đến mùng 4, mùng 5 Tết đã lại phải tiếp tục công việc. Thời gian nghỉ hè cũng nhường chỗ cho những ngày nghiên cứu miệt mài trong phòng thí nghiệm. Chị tâm sự: “Trong quá  trình nghiên cứu cũng có những lúc bế tắc tưởng như không thể vượt qua do trang bị kỹ thuật trong nước còn nhiều hạn chế, việc đặt mua hóa chất từ nước ngoài cũng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc chế tạo thủ công số lượng rất lớn các bản cực để tiến hành thử nghiệm trong thời gian  ngắn cũng là những khó khăn lớn của đề tài”. Tuy nhiên, được sự giúp đỡ, tư vấn khoa học từ thầy giáo của chị, người đặt nền móng đầu tiên cho đề tài mà chị đã và đang theo đuổi, sự tham gia nhiệt tình của các thành viên trong nhóm đề tài và đặc biệt là người bạn đời của mình - người bạn học cùng lớp đại học, người luôn chia sẻ với chị những khó khăn trong cuộc sống, trong chuyên môn và hỗ trợ chị rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu đã tạo ra sản phẩm đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong một số khí tài quân sự. Một số sáng kiến chế tạo bộ nguồn đặc chủng của đề tài đang trong quá trình thẩm định Giải pháp hữu ích của Cục Sở hữu Trí tuệ.

 

     PGS. TS Phan Thị Hồng Liên - Chủ nhiệm Khoa Hóa Lý kỹ thuật nhận xét: Đây là một đề tài thuần túy quân sự, từ hướng nghiên cứu cho đến các quy trình thử nghiệm. Đồng chí Lan là một phụ nữ, lại được đào tạo ở trường ngoài, chưa bao giờ làm thử nghiệm liên quan đến lĩnh vực quân sự hay làm ở nhà máy cho đến đi liên hệ tới các cơ sở. Nhưng với sự say mê, kiên trì, sự mày mò, sáng tạo của bản thân (từ cách chế tạo bản cực, thiết kế bể mạ, dây chuyền mạ điện cực âm, điện cực dương…), đồng chí Lan đã làm chủ được quy trình công nghệ và tạo ra thành quả của ngày hôm nay. Thành công của đề tài đã tạo ra sản phẩm là nguồn thay thế cho các nguồn cũ, là cơ sở để nghiên cứu những nguồn pin thế hệ mới, việc ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài trong thực tiễn sẽ góp phần bảo đảm khả năng sẵn sàng chiến đấu của bộ đội ta. Sự thành công hơn nữa của đề tài là ở chỗ sản phẩm do nước ngoài cung cấp không có tài liệu chuyển giao công nghệ nhưng với kết quả nghiên cứu này có thể giúp chúng ta tìm ra được quy trình, nắm được nguyên lý, nếu hỏng có thể thay thế được.

    Với sự cố gắng trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu, chị đã 2 lần đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua (năm học 2003-2004, 2011-2012) và 7 lần nhận Bằng khen giáo viên dạy giỏi, giáo viên dạy tốt cấp Học viện và Bằng khen nghiên cứu khoa học cấp Học viện.

     Với những thành tích đã đạt được, sự say mê công việc, cộng với sự cố gắng không mệt mỏi của bản thân, chắc chắn Thiếu tá Ngô Thị Lan sẽ còn có nhiều thành công hơn nữa trong công tác giảng dạy và trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự.

                                                                                                         Nguyễn Hải Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hình ảnh

Video

Văn nghệ

Phần mềm tác nghiệp

Thông tin

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG THPT GIA LỘC

 Địa chỉ: Huyện Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc