Thông báo

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 36


Hôm nayHôm nay : 5338

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 153448

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 9169915

Liên kết

đồ phượt giá rẻ

Tính năng

dung cu co bac bip

Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Hoạt động nhà trường

Lá thư gửi thầy

Thứ tư - 02/03/2016 03:29
Khi em viết lên những dòng thư này có lẽ thầy đang say sưa giảng bài trên lớp cho những sinh viên của mình. Em biết thầy sẽ rất bất ngờ khi đọc được những dòng chữ này nhưng em vẫn muốn viết bằng tất cả tình cảm, lòng kính trọng của mình để tri ân thầy - Người kỹ sư dành cả trái tim và tâm hồn cho sự nghiệp trồng người”.

Thầy kính mến !

 

Hai tháng thực tập tại Học viện đã trôi qua thật mau nhưng để lại trong em biết bao kỷ niệm không thể nào quên. Hình ảnh hiện rõ nhất trong tâm trí em lúc này chính là người thầy nghiêm khắc với nét mặt trầm tư, luôn khoác trên mình bộ quân phục – Đó là Thượng tá, TS Phùng Văn Như - Chủ nhiệm Bộ môn Kinh tế Chính trị(KTCT).

 

Theo dòng hồi tưởng những cảm xúc trong em cứ thế mà ùa về dữ dội. Em không biết nên bắt đầu từ đâu và viết như thế nào. Chắc thầy vẫn nhớ khoảng thời gian đầu tháng 3, đó là lúc chúng em đặt những bước chân đầu tiên tới Học viện KTQS.

 

Là những sinh viên Học viện Báo chí Tuyên truyền (BCTT) và thật may mắn theo kế hoạch của trường, chúng em được tới thực tập tại Bộ môn KTCT thuộc Khoa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học Viện KTQS  - Một trong 15 trường trọng điểm quốc gia với gần 50 năm xây dựng và trưởng thành. Đoàn sinh viên thực tập chúng em bao gồm 21 thành viên trong đó chỉ có 3 bạn nam và điều đặc biệt chúng em đều học lớp Quản Lý Kinh tế K30A2, Khoa Kinh Tế, Học viện BCTT. Không còn sự xa lạ giữa các thành viên trong đoàn nhưng tâm trạng chúng em vẫn bị bao trùm bởi nỗi lo lắng đan xem sự hào hứng về kỳ thực tập sắp tới.

 

Sau hơn 20 phút đầu gặp gỡ, nghe thầy PGS, TS Nguyễn Trọng Tuấn - Chủ nhiệm Khoa giao nhiệm vụ, chúng em về Bộ môn KTCT và chính thức bắt đầu những ngày tháng thực tập tại Học viện KTQS. Cả nhóm ngồi chật kín Bộ môn KTCT, nghe các thầy cô giới thiệu về những hoạt động của Bộ môn. Và điều làm chúng em chú ý nhất, đó là khi thầy Chủ nhiệm Bộ môn chính thức cất tiếng nói, phân công lịch cụ thể cho cả đoàn thực tập. Theo như được giới thiệu, đó là TS Phùng Văn Như, thầy có dáng người cao, gầy, nét mặt trầm tư, lời nói và hành động luôn có sự nghiêm túc hiếm thấy. “Từ số 11 trở đi là nhóm 2 do tôi hướng dẫn”, lời thầy nói chia đoàn chúng em thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho các thầy trong Bộ môn hướng dẫn. Điều này khiến em không tránh khỏi lo lắng và hồi hộp bởi nghe các anh chị khóa trên truyền lại rằng thầy “nổi tiếng” là người khó tính, nghiêm khắc trong công việc, yêu cầu cao về chuyên môn…

 

Thời gian tựa như thoi đưa, chớp mắt đã vụt qua. Những cảm xúc lo lắng, hồi hộp ngày nào đã nhanh chóng tan biến, thay vào đó là những niềm vui, kỉ niệm đẹp. Thầy có nhớ ngày thông qua bài cho chúng em? Do chưa được thục luyện nhiều, kinh nghiệm giảng dạy và kiến thức chưa thật vững nên mỗi bài giảng của chúng em đều còn nhiều điểm hạn chế. Có bạn hình như do sợ thầy, khi đứng trên bục giảng không dám nhìn xuống lớp, chỉ chăm chăm đọc giáo án cho hết nội dung, có bạn khác đang giảng lại quên bài, lấy những ví dụ khi bị thầy hỏi lý do tại sao lại không hề biết lý giải… Mặc dù, mắc nhiều nhược điểm như vậy nhưng thầy vẫn chú ý nghe hết nội dung và đưa ra nhận xét cho từng thành viên.

 

Tất cả những chia sẻ thẳng thắn của thầy đã giúp chúng em có thêm những kinh nghiệm giảng dạy riêng cho bản thân. Chúng em nhận ra rằng đợt thực tập này chính là cơ hội cho chúng em được va chạm và trải nghiệm thực tế, là môi trường tốt để có thể thử sức và rèn nghề. Thầy đã giúp chúng em hiểu rõ không phải dễ dàng để có một bài giảng hay, những giáo án tốt, mà đó là kết quả của cả quá trình nỗ lực, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và sự học hỏi không ngừng.

 

Càng nhận được nhiều sự chỉ bảo, tận tâm của thầy, chúng em mới hiểu thấu sự nghiêm khắc, yêu cầu cao về chuyên môn của thầy là rất cần thiết và ẩn sâu trong sự nghiêm khắc đó là sự quan tâm, mong muốn nâng cao kỹ năng sư phạm và chuyên môn cho chúng em, là tình yêu thương vô bờ bến dành cho học trò, là tâm huyết trao trọn cho nghề.

 

Một điều nữa mà chúng em cảm thấy tự hào và xúc động đó là: Dù chỉ là những sinh viên thực tập nhưng thầy luôn trân trọng, coi chúng em như là những thành viên chính thức của Bộ môn. Mọi hoạt động của đoàn thực tập cũng diễn ra trật tự, nền nếp theo đúng kế hoạch, giống như các thầy, cô trong Bộ môn. Tại buổi họp nhóm lần đầu tiên, vẫn với nét mặt trầm tư, thầy hỏi thăm từng thành viên về quê quán, gia đình, những định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Em cảm nhận được sự quan tâm sâu sắc của thầy dành cho chúng em. Qua những câu chuyện kể trong mỗi thời gian nghỉ giải lao giữa các tiết học của những ngày giảng tại Xuân Phương - Cơ sở 2 của Học viện KTQS, thầy động viên, khuyến khích chúng em phải không ngừng phấn đấu, rèn luyện…

 

     Tình yêu dành cho nghề được thầy thể hiện trọn vẹn trong những giờ giảng mà chúng em được dự. Giọng thầy vang lên với tất cả tâm huyết dành cho nghề. Có lẽ, do xuất phát từ một kỹ sư, được đào sâu về lĩnh vực xã hội và nhân văn nên những bài giảng của thầy luôn có sự lô gic, chặt chẽ. Tất cả nội dung của bài được thầy khái quát thành những luận điểm rất dễ nhớ, dễ học. Không những vậy, để tao sự lôi cuốn, thuyết phục cho bài giảng, thầy luôn đưa ra rất nhiều ví dụ thực tế, sau đó sẽ phân tích thật cẩn thận cho sinh viên hiểu. Nghe thầy giảng làm em nhớ tới hình ảnh người thầy giáo Hamen trong tác phẩm “Buổi học cuối cùng” của An - Phông - xơ Đô dê. Một người thầy dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục cao quý, một người thầy nghiêm khắc nhưng đã làm cậu học sinh ham chơi nhất lớp cũng phải thật chăm chú trong buổi học cuối cùng.

 

     Giờ đây, chúng em đã hoàn thành đợt thực tập, phải rời xa thầy, xa Bộ môn KTCT. Trong giờ phút chia ly những cảm xúc trong em cứ nghẹn lại, nước mắt trực tuôn trào. Em muốn khắc ghi tất cả những hình ảnh, kỷ niệm về thầy, muốn ôm chặt, níu giữ từng những phút giây thực tập còn đọng lại. Em không biết nói gì hơn, chỉ biết gửi tới thầy lời cảm ơn chân thành, sâu sắc xuất phát từ sự kính trọng, yêu mến thầy.

 

Thầy ơi! Dù mai này có ở nơi đâu, em sẽ nhớ mãi về khoảng thời gian thực tập tại Học Viện KTQS. Hình ảnh người thầy nghiêm túc trong chuyên môn và công tác, với nét mặt trầm tư nhưng trái tim luôn ấm áp, dành sự quan tâm hết mực cho học trò sẽ mãi được khắc ghi trong tâm trí của em.

                                                      Đỗ Thị Vui - Sinh viên Học viện BCTT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hình ảnh

Video

Văn nghệ

Phần mềm tác nghiệp

Thông tin

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG THPT GIA LỘC

 Địa chỉ: Huyện Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc