Thông báo

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 8


Hôm nayHôm nay : 2119

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 179840

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8995141

Liên kết

đồ phượt giá rẻ

Tính năng

dung cu co bac bip

Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Hoạt động nhà trường

Khơi dậy những điểm sáng trong giáo dục

Thứ ba - 19/04/2016 05:21
 Chúng ta đều nhận rõ những tồn tại, thiếu sót trong sự nghiệp phát triển giáo dục, nhưng không thể quên được những thành tựu lớn lao của toàn nền giáo dục nước nhà. Đó là những điều mà Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nhận xét nhân ngày khai trường năm nay: "Năm học 2011-2012 vừa qua, ngành Giáo dục đã nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều kết quả quan trọng. Công tác quản lý giáo dục có những đổi mới theo hướng tăng cường phân công, phân cấp, tăng quyền tự chủ gắn với nâng cao trách nhiệm và kiểm tra, giám sát trong quản lý giáo dục các cấp. Chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục vùng khó khăn có mặt được nâng lên. Công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục thu được kết quả tích cực. Nhiều học sinh, sinh viên đạt giải cao trong các kỳ thi quốc tế. Tôi nhiệt liệt biểu dương sự nỗ lực cố gắng và những kết quả của ngành Giáo dục, nhất là đội ngũ các thầy giáo, cô giáo tâm huyết, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp "trồng người", các em học sinh, sinh viên có ho&agra

Đúng như vậy, nhìn lại trong10 năm qua (2001 - 2010), quy mô đào tạo nghề đã tăng 3,08 lần, trung cấp chuyên nghiệp tăng 2,69 lần; quy mô giáo dục đại học tăng 2,35 lần. Năm 2010, số sinh viên cao đẳng và đại học trên một vạn dân đạt 227; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 40%, bước đầu đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tăng nhanh về số lượng, nâng dần về chất lượng, từng bước khắc phục một phần bất hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục và phát triển các cấp học và trình độ đào tạo. Trong 10 năm qua, tỷ trọng quy mô đào tạo ngoài công lập trong tổng quy mô đào tạo tăng: sơ cấp nghề tăng từ 28,5% lên 44%, trung cấp và cao đẳng nghề tăng từ 1,5% lên 5,5%, trung cấp chuyên nghiệp tăng từ 5,6% lên 27,2%, cao đẳng tăng từ 7,9% lên 19,9%, đại học tăng từ 12,2% lên 13,2%. Cơ sở vật chất nhà trường được cải thiện. Tỷ lệ phòng học kiên cố tăng từ 52% năm 2006 lên 71% năm 2010. Nhà công vụ cho giáo viên và ký túc xá cho học sinh, sinh viên đã được ưu tiên đầu tư xây dựng và tăng dần trong những năm gần đây.Trong 10 năm qua, những thành tựu của giáo dục nước ta đã đóng góp quan trọng trong việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, tạo điều kiện cho đất nước tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế. Tuy nhiên đúng như lời nhắc nhở của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngành giáo dục cần khắc phục bằng được những tồn tại và yếu kém. Đó là: Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa thực sự gắn với nhu cầu của xã hội. Giáo dục kiến thức về xã hội, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng thực hành còn kém, chưa phát huy khả năng tự học, tính chủ động, sáng tạo của người học; việc tham gia vào các hoạt động xã hội của học sinh, sinh viên còn nhiều hạn chế…

 

Trên công luận hiện đang tồn tại những sự đánh giá thiếu công bằng, phủ nhận quá mức những thành tựu đáng kể của ngành giáo dục, làm nản lòng gần 1 triệu thầy cô giáo, mà phần lớn là những người đang vượt qua biết bao gian khổ, thiếu thốn hết lòng yêu thương học sinh, ra sức đào tạo thế hệ trẻ cho tương lai đất nước. Ngay cả chuyện cô giáo chấm câu "canh gà Thọ Xương" nhiều người cũng phê phán quá mức khiến cô đã phải xin nghỉ việc (!). Ngay chuyện rất nhỏ này mà báo chí cũng đã phản ánh không đúng. Bạn đọc cho biết cô đã ghi chữ SAI bên lề bài nhưng ảnh chụp đã cố tình bỏ qua, hơn nữa đây là một bài dài mà câu này chỉ là một phần nhỏ , cho nên điểm 8 cũng không có gì là quá sai .

 

Tôi viết bài này vì vừa chứng kiến một quang cảnh thật cảm động nhân lễ kỷ niệm 20 năm một trường nhỏ ở ngoại thành Hà Nội - Trường PTCS Nguyễn Văn Huyên ở huyện Hoài Đức. Hàng trăm học sinh các khóa vui vẻ tụ họp về đây với những lẵng hoa tình nghĩa và những lời phát biểu vô cùng xúc động. Nhà trường mang tên cố bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên (tiền thân là Trường chuyên cấp II Hoài Đức) qua 20 năm nỗ lực phấn đấu đã trở thành một điểm sáng của Thủ đô. Tôi tin rằng trên khắp đất nước này còn có không ít những điểm sáng như vậy. Bằng sự đầu tư của Huyện, sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm, và của các phụ huynh học sinh, ngày nay nhà trường đã có cơ sở khang trang, đội ngũ thầy cô giáo vừa giỏi giang, vừa đức độ, được các thế hệ học sinh yêu quý và phụ huynh tin cậy. Qua 20 năm, nhà trường đã góp phần đào tạo hàng nghìn học sinh nông thôn, trong đó có tới 800 em đã tốt nghiệp đại học, 400 em đang học Đại học trong và ngoài nước, 70 em đã có bằng Thạc sĩ và 11 em đã và sắp có bằng Tiến sĩ. Tuy là một trường cấp II nhưng 100% giáo viên có trình độ Đại học, 60% là đảng viên, được Tỉnh 7 lần tặng bằng khen, Bộ GD&ĐT tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong 10 năm liên tục... Không cần nghe hết các thành tích mà Nhà trường đã đạt được trong suốt 20 năm qua chỉ cần nhìn những khuôn mặt hân hoan của các thế hệ học sinh tề tựu đông đủ, trình diễn những tiết mục văn nghệ công phu, những lời phát biểu chân thành của vị đại diện phụ huynh là đã hiểu được đây thực sự là một điểm sáng rất đáng noi gương. Phụ huynh không phải đóng góp gì nhiều cho Nhà trường đầu năm học và hoàn toàn không có bất kỳ chuyện tiêu cực nào trong thi cử. Thật đáng ngạc nhiên về kết quả thi vào lớp 10 năm nay, thành tích của ngôi trường nông thôn này trong phạm vi Hà Nội chỉ đứng sau có mỗi trường Amsterdam nổi tiếng (!) . Đã có tới 2149 học sinh đạt HS giỏi cấp Huyện, 672 HS đạt HS giỏi cấp Tỉnh và 18 HS đạt HS giỏi cấp Quốc gia.

 

Tôi thật sự xúc động khi nghe lời phát biểu của Tiến sĩ Toán học Chu Cẩm Thơ, giảng viên Trường ĐHSP Hà Nội, học sinh niên khóa 1992-1996 của trường: Tôi biết ơn những người thầy, người cô đã chăm lo, dạy bảo tôi, coi tôi như con em mình. Sự quan tâm đầy nhiệt huyết của thầy cô đã truyền lửa, đã giúp tôi vững tin khi "cháy hết mình" ở bất kỳ vị trí nào tôi được sống... các bạn lớp 9T của tôi vẫn luôn nỗ lực để cống hiến. Cũng như tôi, điều các bạn học được khi còn đi học đó là sống trách nhiệm và có ích. Tôi tự hào vì ý nghĩa đó và vui mừng khi thấy nhiều bạn của tôi, dù ở cương vị nào đều hành động để thực hiện nó. Với chúng tôi hình ảnh mái trường thân yêu, tấm gương của các thầy cô là niềm tự hào, là động lực để chúng tôi bước tiếp. Tôi tự hào vì được là học sinh của mái trường này. Tôi cảm ơn cuộc đời đã cho tôi được học các thầy cô đáng kính, cho tôi có những người bạn tốt, cho tôi được rèn luyện và lớn lên từ đây"

 

Tôi ước mong sao mọi nhà trường trên khắp mọi miền Tổ quốc ta sẽ phấn đấu để hàng chục năm sau khi rời xa trường các học sinh cũ vẫn luôn nhớ về mái trường mình đã từng học với những tình cảm biết ơn chân thành và thật xúc động như của cô tiến sĩ trẻ này.

 

                                                                                     GS.NGND Nguyễn Lân Dũng


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hình ảnh

Video

Văn nghệ

Phần mềm tác nghiệp

Thông tin

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG THPT GIA LỘC

 Địa chỉ: Huyện Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc