Thông báo

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 13


Hôm nayHôm nay : 232

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 181248

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8996549

Liên kết

đồ phượt giá rẻ

Tính năng

dung cu co bac bip

Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Hoạt động nhà trường

Giới thiệu quy định và hướng dẫn thi hành luật BHYT đối với quân đội, công an

Chủ nhật - 28/02/2016 22:33

Ngày 01/9/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 70/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu.

Nghị định 70/2015/NĐ-CP ngày 01/9/2015 của Chính phủ quy định về lộ trình thực hiện, mức đóng, trách nhiệm đóng và phương thức đóng BHYT, thẻ BHYT, phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT; quản lý, sử dụng phần kinh phí dành cho KCB BHYT…đối với các đối tượng là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan binh sĩ đang tại ngũ; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong lực lượng công an nhân dân; học viên công an nhân dân hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách Nhà nước; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ; học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách Nhà nước theo chế độ, chính sách như đối với học viên Quân đội; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại tổ chức cơ yếu thuộc các Bộ, ngành, địa phương.

  1. Về lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế

  + Nghị định quy định rõ: từ ngày 15/10/2015, thực hiện BHYT đối với 100% người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại tổ chức cơ yếu thuộc các Bộ, ngành, địa phương.

  + Đối với các đối tượng quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu nêu trên (trừ người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại tổ chức cơ yếu thuộc các Bộ, ngành, địa phương): từ ngày 15/10/2015 đến 31/12/2015 thực hiện BHYT 15%; từ ngày 01/01/2016, thực hiện BHYT ít nhất 30%; từ ngày 01/01/2018, tỷ lệ này được nâng lên là ít nhất 60%.

  + Từ ngày 01/01/2020, thực hiện BHYT đối với 100% các đối tượng quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu tham gia BHYT nêu trên.

   Trong thời gian chưa tham gia BHYT theo lộ trình quy định tại Nghị định 70/2015/NĐ-CP, quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu vẫn được khám, chữa bệnh thường xuyên và được ngân sách nhà nước chi trả theo quy định hiện hành.

  2. Về mức đóng bảo hiểm y tế

   + Mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang tại ngũ; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại tổ chức cơ yếu thuộc các Bộ, ngành, địa phương.

  + Mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng: hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong lực lượng công an nhân dân; học viên công an nhân dân hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách Nhà nước; học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách Nhà nước theo chế độ, chính sách như đối với học viên Quân đội.

  3. Trách nhiệm đóng, phương thức đóng

  + Ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ phần kinh phí đóng BHYT cho tất cả các đối tượng tham gia BHYT theo quy định của Nghị định này.

  + Hằng năm căn cứ theo lộ trình, các cơ quan chức năng thực hiện việc xây dựng dự toán kinh phí đóng BHYT cho các đối tượng quản lý và quyết toán ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy định, hướng dẫn thi hành luật. Hàng quý cơ quan quản lý đối tượng thực hiện đóng BHYT về BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an, BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

  4. Thẻ bảo hiểm y tế

  Do BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an, BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp theo đối tượng.

  5. Về mức hưởng bảo hiểm y tế

  1. Quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu khi đi khám chữa bệnh được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán với một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với trường hợp sau:

  + Khám bệnh, chữa bệnh đúng quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật Bảo hiểm y tế đã được sửa đổi, bổ sung và Điều 15 Nghị định này.

  + Khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện, hoặc chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương đối với trường hợp đang công tác hoặc cư trú thường xuyên tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, hoặc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, hoặc công tác, cư trú tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.

  + Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nếu đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện và tương đương khi đi khám bệnh, chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện và tương đương trong phạm vi cả nước.

  + Điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh và tương đương từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước.

  2. Đối với các đối tượng thuộc diện quản lý của Trung ương, hoặc của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, hoặc của tỉnh, thành phố thì ngoài quyền lợi về khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, cũng được thực hiện theo quy định của Trung ương, hoặc của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, hoặc của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

  3. Các đối tượng tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi được hưởng theo quy định, với mức hưởng như sau:

  + 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ương, trừ trường hợp quy định tại phần 1.

  + 60% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh và tương đương từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, trừ trường hợp quy định tại phần 1.

  + 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện và tương đương từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, trừ trường hợp quy định tại phần 1.

  + Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú và phần còn lại của chi phí điều trị nội trú do người bệnh tự thanh toán với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

  4. Các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu hoặc sử dụng các dịch vụ kỹ thuật y tế xã hội hóa tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi được hưởng và mức hưởng theo quy định, phần chi phí còn lại do người bệnh tự thanh toán với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

  5. Chi phí vận chuyển

  + Quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển cho các đối tượng khi cấp cứu hoặc đang Điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật trong trường hợp: Chuyển từ tuyến huyện và tương đương trở lên lên tuyến trên; chuyển ngang tuyến; chuyển từ tuyến trên xuống tuyến dưới đến tuyến huyện và tương đương theo chỉ định chuyên môn hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ;

  + Mức hưởng chi phí vận chuyển do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.

  + Hồ sơ, thủ tục thanh toán chi phí vận chuyển:

  Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có lệnh hoặc phiếu điều xe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển đi, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận.

  Trường hợp không sử dụng phương tiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển đi phải có phiếu chi tiền vận chuyển cho người bệnh và được lưu trong hồ sơ quyết toán.

  6. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế

  1. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật Bảo hiểm y tế đó được sửa đổi, bổ sung.

  2. Trường hợp đặc thù do hoạt động, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh của quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính.

  6. Về đăng ký khám chữa bệnh ban đầu

  Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu được đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu theo quy định tại Điều 26 Luật BHYT đã được sửa đổi, bổ sung tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu thuận tiện nơi công tác, làm việc hoặc nơi cư trú; nếu đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu trong hệ thống quân y, y tế công an nhân dân thì được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

  7. Về thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

  + Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Luật Bảo hiểm y tế đó được sửa đổi, bổ sung.

  + Trường hợp đi công tác, nghỉ phép, ngoài quy định tại Khoản 1 Điều này người bệnh phải xuất trình thêm giấy công tác, hoặc giấy nghỉ phép còn giá trị sử dụng, chậm nhất là trước khi ra viện.

  + Trường hợp làm nhiệm vụ đột xuất hoặc hành quân dã ngoại, ngoài quy định Điều 28 của Luật Bảo hiểm y tế đó được sửa đổi, bổ sung, người bệnh phải xuất trình thêm giấy giới thiệu của đơn vị quản lý, chậm nhất là trước khi ra viện.

  + Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng khác được tuyển chọn vào Quân đội, Công an, tổ chức cơ yếu, trong thời gian chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế mà đi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy tờ chứng minh về nhân thân có ảnh và lệnh gọi nhập ngũ, hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền.

  + Trường hợp đang trong thời gian chờ cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế thì phải xuất trình giấy giới thiệu của đơn vị có ghi rõ mã thẻ bảo hiểm y tế hoặc giấy xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội nơi phát hành thẻ bảo hiểm y tế.

  8. Thanh toán trực tiếp chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

  1. Các trường hợp thanh toán trực tiếp thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm y tế đã được sửa đổi, bổ sung.

  2. Hồ sơ thanh toán trực tiếp:

  + Giấy đề nghị thanh toán trực tiếp chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của người bệnh;

  + Các giấy tờ quy định về thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

  + Giấy ra viện hoặc đơn thuốc hoặc sổ khám bệnh.

  + Bản chính các chứng từ hợp lệ (hóa đơn mua thuốc, hóa đơn thu viện phí và các chứng từ có liên quan).

  3. Quy trình, thời gian thanh toán trực tiếp:

  + Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu nộp hồ sơ theo quy định trên cho đơn vị quản lý để chuyển đến, hoặc trực tiếp chuyển đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ bảo hiểm y tế;

   + Trong thời hạn 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán trực tiếp, cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ bảo hiểm y tế phải hoàn thành việc giám định bảo hiểm y tế và thanh toán trực tiếp chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu.

  4. Mức thanh toán trực tiếp:

  + Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế: Thanh toán trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định.

  + Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế: Thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế nhưng tối đa không vượt quá mức quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính.

  5. Trách nhiệm thanh toán: Cơ quan bảo hiểm xã hội nào phát hành thẻ bảo hiểm y tế thì cú trách nhiệm thanh toán trực tiếp cho đối tượng đó.

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2015.

Trong lộ trình triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT đối với quân nhân, các cơ quan sẽ tiếp tục thông báo, giới thiệu các văn bản hướng dẫn để cập nhật các thông tin cần thiết, giúp bạn đọc ngày càng hiểu rõ hơn về các chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.

Nguyễn Quang Hu


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hình ảnh

Video

Văn nghệ

Phần mềm tác nghiệp

Thông tin

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG THPT GIA LỘC

 Địa chỉ: Huyện Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc