Thông báo

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 12


Hôm nayHôm nay : 3506

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 111906

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 9128373

Liên kết

đồ phượt giá rẻ

Tính năng

dung cu co bac bip

Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Hoạt động nhà trường

Giao lưu “Âm vang Điện Biên Phủ trên không

Thứ ba - 19/04/2016 05:28

Trong không khí tưng bừng của cả nước chào mừng kỷ niệm 40 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" (12/1972-12/2012) và kỷ niệm 68 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, tối 15/12, Học viện KTQS đã tổ chức chương trình giao lưu với các nhân chứng đã trực tiếp chứng kiến và tham gia chiến dịch 12 ngày đêm lịch sử cuối năm 1972 với chủ đề "Âm vang Điện Biên Phủ trên không".

Tới dự và trực tiếp giao lưu, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Học viện có Trung tướng, Anh hùng LLVTND Phạm Tuân - Nguyên Chủ nhiệm Tổng cục CNQP, người phi công đầu tiên của Không quân Việt Nam bắn rơi "siêu pháo đài bay B52" của quân đội Mỹ; Đại tá, Anh hùng LLVTND Nguyễn Đình Kiên - Nguyên Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, người sĩ quan điều khiển tên lửa đã cùng đơn vị làm nên trận đánh đẹp nhất của bộ đội tên lửa, trong vòng 10 phút, chỉ với 02 quả tên lửa đã bắn rơi 2 máy bay B52; Đại tá Nguyễn Ngọc Quý - Nguyên Phó chủ nhiệm Bộ môn Tên lửa, người được cử sang Liên Xô học tập chuyển loại khí tài tên lửa mới và trực tiếp nhận khí tài về Hà Nội phục vụ chiến đấu.

 

                      

 

 

Dự buổi giao lưu còn có các đồng chí trong Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện, đại biểu chỉ huy các đơn vị trực thuộc Học viện, giáo viên Bộ môn Tên lửa, Bộ môn Rađa, Bộ môn Tác chiến Điện tử, đại biểu cán bộ, đoàn viên thanh niên Quân chủng PKKQ và trên 600 học viên, sinh viên.

 

Tại buổi giao lưu, các nhân chứng đã giới thiệu với cán bộ, chiến sĩ Học viện KTQS về nguyên nhân đế quốc Mỹ quyết định sử dụng máy bay chiến lược B52 tiến hành cuộc tập kích đường không vào Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh miền Bắc cuối năm 1972; về tương quan lực lượng giữa bộ đội PKKQ ta và không quân Mỹ; về tinh thần và quyết tâm chiến đấu của Đảng, Quân đội và nhân dân ta lúc đó. Trung tướng Phạm Tuân và Đại tá Nguyễn Đình Kiên đã kể về những trận đánh oanh liệt nhất, tiêu biểu nhất của bộ đội tên lửa và bộ đội không quân như là những minh chứng hùng hồn cho ý chí chiến đấu ngoan cường của quân và dân ta trong chiến dịch 12 ngày đêm lịch sử.

 

Tuy không trực tiếp tham gia chiến đấu, song câu chuyện mà thầy giáo Nguyễn Ngọc Quý kể lại đã cho thấy trước đó, vào tháng 4/1972, Học viện đã cử  một số giáo viên biết tiếng Nga và am hiểu kỹ thuật tên lửa sang Liên Xô học tập chuyển loại khí tài tên lửa mới và trực tiếp nhận khí tài về Hà Nội phục vụ chiến đấu. Đây là những đóng góp hết sức quan trọng cho thắng lợi của chiến dịch.

 

                      

 

 

Đánh giá về nguyên nhân thắng lợi, Trung tướng Phạm Tuân cho rằng có nhiều nguyên nhân, song quan trọng nhất là tầm nhìn xa, trông rộng của Đảng ta và Bác Hồ; đồng thời trong triển khai chiến đấu đã sử dụng tốt nhất yếu tố con người để chống lại vũ khí hiện đại của địch; phát huy sức mạnh tổng hợp từ chính trị tinh thần, đến vũ khí trang bị và cách đánh linh hoạt, sáng tạo, phát huy nghệ thuật chiến tranh nhân dân để giành thắng lợi.

 

Trước khi kết thúc giao lưu, như một lời nhắn nhủ, Đại tá Nguyễn Đình Kiên bày tỏ sự tin tưởng đối với thế hệ trẻ hiện nay nói chung, tuổi trẻ Học viện KTQS nói riêng sẽ làm được và làm tốt hơn những gì mà thế hệ cha anh đã làm, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN; thầy Nguyễn Ngọc Quý mong muốn học viên, sinh viên Học viện quan tâm xây dựng cho mình một tình yêu, đó là tình thầy trò, tình đồng đội, tình bạn bè và tình yêu với công việc; phải "suốt đời học tập"; còn Trung tướng Phạm Tuân thì cho rằng, bộ đội là một nghề, đó là nghề bảo vệ Tổ quốc. Mỗi cán bộ, chiến sĩ phải thể hiện lòng yêu nghề bằng việc xác định phải làm gì, làm thế nào để bảo vệ Tổ quốc vững chắc hơn. Cụ thể, cán bộ, giáo viên, học viên Học viện KTQS cần phải tích cực học tập, nghiên cứu để có thể thúc đẩy nền công nghiệp quốc phòng phát triển hơn, để Việt Nam có thể sản xuất vũ khí hiện đại, không thua kém các nước khác.

 

                    

 

 

Buổi giao lưu không dài, song qua những câu chuyện có thực mà các nhân chứng kể lại đã tuyên truyền sâu rộng cho cán bộ, giáo viên, học viên, chiến sĩ trong Học viện về tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa to lớn của Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", qua đó xây dựng niềm tin, ý thức trách nhiệm trong giảng dạy, công tác và học tập.

 

Có thể nói, 40 năm đã trôi qua, nhưng Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

 

Đỗ Ngọc Thanh - P1


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hình ảnh

Video

Văn nghệ

Phần mềm tác nghiệp

Thông tin

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG THPT GIA LỘC

 Địa chỉ: Huyện Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc