Thông báo

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 24


Hôm nayHôm nay : 9079

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 240230

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 9256697

Liên kết

đồ phượt giá rẻ

Tính năng

dung cu co bac bip

Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Hoạt động nhà trường

Cùng suy ngẫm và hành động có ý nghĩa

Thứ tư - 02/03/2016 02:09
Buổi sáng như thường lệ, tôi đến cơ quan và cùng mấy chú, mấy anh trong phòng tranh thủ trước giờ làm việc buổi sáng ngồi uống vài chén chè chuẩn bị cho một ngày đầy ắp công việc. Thế nhưng sáng nay, tôi thay đổi thói quen ấy bằng cách nghe clip bài hát "Phút giao thừa lặng lẽ" do ca sĩ Mỹ Linh và con gái chị - Anna Trương trình bày. Thật tình cờ, trong bài hát, có sự xuất hiện hình ảnh của Nguyễn Hữu Tiến - Thủ khoa trường Đại học Y Hà Nội năm 2013. Thủ khoa có bố sống ở ống cống kiếm tiền nuôi con là câu chuyện nổi bật nhất trong mùa thi tuyển sinh năm 2013.

Chắc hẳn rất nhiều bạn tò mò muốn biết về hoàn cảnh sống và học tập hiện nay của Tiến sau một năm học tập tại trường Đại học Y Hà Nội. Được biết, cả nhà Tiến vừa chuyển tới một phòng trọ nhỏ dành cho 5 người trong một con ngõ nhỏ trên phố Chùa Bộc. Một ngày học bận rộn của Tiến bắt đầu từ 6h sáng đến 22h đêm, bao gồm việc học trên lớp và nghiên cứu, ôn tập tại thư viện của trường. Cùng bước chân vào giảng đường Đại học năm 2013 là Nguyễn Hữu Tiền - người em song sinh của Tiến. Hiện nay, Tiền đang theo học tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và Aptech.

 

Theo lời kể của chú Nguyễn Hữu Định, bố của hai anh em Tiến - Tiền “ Mỗi sáng hai anh em nó ăn lưng bát cơm nguội với muối vừng trước khi đến trường. Bữa trưa tại trường của hai anh em là suất cơm trị giá 15.000đ, sau đó nhịn đói đến 22h về nhà ăn cơm cùng bố mẹ. Thằng Tiền thường xuyên đi học ca 2 tại trung tâm Aptech với bụng đói”. Vậy mà, Tiến chưa bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào học tối trên thư viện và kết quả học tập năm đầu của em đạt trên 8,0. Còn Tiền tranh thủ đi dạy gia sư để kiếm thêm tiền phụ giúp bố mẹ và trang trải việc học cho bản thân. Chia sẻ về những dự định tương lai, Tiến mong muốn sớm có việc làm thêm trong thời gian học tại trường để trau dồi kiến thức và có cơ hội học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ. Còn Tiền cố gắng ổn định sớm sau khi kết thúc ngành học lập trình viên để tiếp tục hoàn thành chương trình học của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

 

Chắc hẳn, nhiều bạn học viên, sinh viên Học viện KTQS khi đọc những dòng này sẽ hỏi giữa bài hát của chị Mỹ Linh cùng Anna Trương và câu chuyện của hai anh em thủ khoa Tiến và Tiền có sự liên quan gì chăng? Có đấy các bạn ạ. Trong video clip đã tái hiện lại hoàn cảnh sống vô cùng khó khăn của hai bố con cậu học sinh Nguyễn Hữu Tiến. Hàng ngày từ sáng sớm tinh mơ, bố Tiến đã dậy bắt đầu những công việc làm thuê, nhẹ có, nặng nhọc có: từ xúc than, chở gạch thuê, bán bóng bay dọc theo Bờ hồ Gươm mỗi tối. Một lần bán bóng bay dạo bên Hồ Gươm, bố của Tiến đã thấy cô ca sĩ Mỹ Linh cùng con gái xinh đẹp đang hát và quay phim cho bài hát của mình. Ông thầm ước rằng con trai của mình sẽ có ngày thành công như hai mẹ con cô ca sĩ này.

 

 Còn với Tiến, hình ảnh người cha tóc chớm bạc bơm xe vỉa hè kiếm từng đồng tiền lẻ, ăn không dám ăn, khát không dám uống một ngụm nước ven đường, tối về ngủ tạm trong ống cống cũ nát và “bữa tối” bằng miếng mì tôm khô khốc đã in sâu trong tâm thức của Tiến. Cậu học trò nghèo tranh thủ học ngày đêm, nhiều bữa nhịn đói theo bố, chỉ với một ước mơ đỗ đại học, đó là cơ hội duy nhất để đổi đời và giúp đỡ bố mẹ. Thế rồi ngày ấy cũng đến, tên của Tiến đứng đầu trong danh sách sinh viên trúng tuyển của Trường Đại học Y Hà Nội - ngôi trường cậu đã khát khao được bước chân vào từ lâu nay. Ngày Tiến nhận giấy báo đỗ đại học, cậu đã đi tìm bố bên Bờ Hồ Gươm khi ông đang mệt mỏi vì cả tối nay chưa bán được quả bóng nào để “chiêu đãi" Tiến một bát phở nóng hổi sau những ngày ôn thi vất vả. Cầm tờ giấy báo kết quả của con trên tay, hai cha con đã ôm nhau rất lâu, những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt họ bởi niềm vui quá lớn và đột ngột.

 

 Dù là một đấng nam nhi nhưng xem lại hình ảnh về Tiến và những câu chuyện xúc động về em, tôi không khỏi chạnh lòng và cảm phục nghị lực của chú Định cũng như những quyết tâm và nỗ lực phi thường của em để có được thành công như hôm nay. Lúc này trong đầu tôi lại nghĩ đến những bạn trẻ hôm nay, những học viên, sinh viên của Học viện KTQS. Các bạn đa phần là nam sinh viên và cùng trang lứa với chàng thủ khoa nghèo mà tôi vừa nhắc tới. Với điểm thi đầu vào thuộc "top” các trường Đại học lớn trong cả nước, do vậy, các bạn hầu hết đều có nền tảng tri thức khá tốt; bên cạnh đó, rất nhiều bạn cũng là con, em của các gia đình có điều kiện kinh tế ổn định, bố mẹ có đủ thu nhập và điều kiện chu cấp cho các bạn yên tâm học tập tại Học viện. Ý thức được điều đó, hầu hết các bạn học viên, sinh viên đều nỗ lực và tích cực học tập, rèn luyện dưới mái trường Học viện. Nhiều bạn chia sẻ với tôi rằng: “Chúng em rất vinh dự và tự hào khi nói rằng mình là học viên, sinh viên của Học viện KTQS. Với bề dày lịch sử và thành tích giảng dạy trong gần 50 năm qua của Học viện, chúng em thật sự muốn cố gắng học tập và rèn luyện tốt, tham gia nghiên cứu khoa học (NCKH) và thực hiện được nhiều phần việc với mong muốn tô thắm truyền thống Học viện KTQS - Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ đổi mới"

 

Bên cạnh đó vẫn còn không ít học viên, sinh viên cho đến năm học thứ 2, thứ 3 vẫn chưa xác định rõ mục đích và động cơ học tập cho bản thân mình. Một vài trường hợp cá biệt có hiện tượng chây lười học tập, ỷ lại… Nhìn lại tấm gương ham học và ý chí, nghị lực của chàng sinh viên Nguyễn Hữu Tiến, hay Phạm Văn Đích - Thủ khoa năm 2012 của Học viện KTQS và gần đây nhất là tấm gương của Lê Đình Khánh - chàng thủ khoa xứ Thanh của Học viện KTQS 2014 cũng khó khăn, vất vả “không kém” Tiến, có lẽ nhiều bạn trẻ sẽ thấy hổ thẹn chăng? Các bạn có nhiều thứ mà cả xã hội đang ưu ái dành cho thế hệ thanh niên, ngoài sức trẻ và lòng nhiệt huyết tiềm ẩn trong mỗi cá nhân, các bạn được sống trong một xã hội với những giá trị chuẩn mực tốt đẹp; được Đảng và Nhà nước quan tâm với nhiều chính sách ưu tiên trong quá trình học tập và đãi ngộ xứng đáng sau khi ra trường; được Thủ trưởng các cấp quan tâm chỉ đạo sát sao, định hướng nghề nghiệp và tạo mọi điều kiện tốt nhất trong học tập và công tác và NCKH. Vậy các bạn đã làm gì để đáp lại những tấm lòng ấy? Tôi hy vọng các bạn học viên, sinh viên sẽ tự tìm ra đáp án vào một ngày không xa.

 

 

 

Lê Đình Khánh - Thủ khoa Học viện KTQS năm 2014

 

 Qua câu chuyện về tấm gương nghèo vượt khó của một tân sinh viên đại học. Tôi muốn gửi gắm tới các bạn sinh viên của Học viện KTQS nhất là các bạn tân sinh viên một câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà?”. Tuổi trẻ là sự khởi nguồn cho mọi sự thành công của xã hội, tuổi trẻ đến nhanh và trôi đi cũng rất nhanh. Vì thế, hãy ra sức học tập, rèn luyện, cống hiến và sống hết mình vì mình, vì tất cả mọi người, bởi khi bạn “cho đi” cũng chính là lúc bạn được “nhận lại” thành quả tương xứng. Chúc các bạn luôn thành công!

                                                                    Nghiêm Xuân Hùng - Ban Thanh niên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hình ảnh

Video

Văn nghệ

Phần mềm tác nghiệp

Thông tin

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG THPT GIA LỘC

 Địa chỉ: Huyện Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc